Trong ẩm thực của nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đậu phụ là một nguyên liệu góp mặt trong nhiều công thức, từ món mặn đến món chay và thuần chay. Đậu phụ nói riêng và những chế phẩm từ đậu nành nói chung đều có lịch sử lâu đời trong văn hoá Á Đông. Bên cạnh đậu phụ, các sản phẩm lên men từ đậu nành cũng được lựa chọn sử dụng rộng rãi như nước tương (xì dầu), tương bần giản dị của người Việt, tương miso của người Nhật. Và một cái tên mới đang chậm dãi đến với từng bữa cơm gia đình của người Việt – Tempeh.
Nguồn gốc của Tempeh
Tempeh – phát âm tem-pêi, là một sản phẩm lên men có nguồn gốc từ Indonesia. Tempeh trong tiếng Indonesia được dùng để chỉ chung các sản phẩm lên men từ các cây họ đậu, với nấm Rhizopus oligosporus. Loại tempeh phổ biến nhất được làm từ đậu nành. Tuỳ vào loại đậu được sử dụng trong quá trình lên men mà tempeh sẽ có mùi vị khác nhau. Tempeh có xuất xứ từ quẩn đảo Java của Indonesia. Theo những thông tin mình tìm hiểu được thì tempeh đã xuất hiện từ rất lâu, trước năm 1800s hoặc có thể lên tới 1000 năm trước.
Tempeh thường được gói trong lá chuối và có thể bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh đến 6 tháng, rất thích hợp làm nguồn thực phẩm dự trữ và “chống cháy”.
Các loại tempeh |
Giá trị dinh dưỡng
- 193 calories
- 11g chất béo (trong đó 2.2g là chất béo bão hoà)
- 0 mg Cholesterol
- 0 mg đường
- 19g Protein (đạm)
- 0.4 mg vitamin B2
- 0.2 mg vitamin B6
- 0.1 mcg vitamin B12
- 77 mg magiê
- 2 mg sắt
- 401 mg kali
- 96 mg canxi
- 14 mg muối
- Và một số dưỡng chất khác
Cách chế biến món ăn từ tempeh
Một số món ăn từ tempeh |
Cách chế biến cũng rất phong phú: từ chiên rán, đến nấu canh, nước sốt; kể cả hấp và nướng. Sau đây là một số món chay ngon lành từ tempeh mà mình muốn chia sẻ với mọi người.
- Món Cà Ri Tempeh Nấu Kiểu Thái. Ăn kèm cơm, bún hay bánh mì đều rất ngon.
- Tempeh Xào Cần Tỏi
- Canh Cà Bung Tempeh.